Nhà thờ Thám hoa Giang Văn Minh nằm trên địa bàn thôn Mông Phụ, xã Đường Lâm. Đến thăm địa danh nổi tiếng này du khách sẽ được nghe câu chuyện về người con bất khuất, anh hùng – người đã làm rạng danh cho quê hương Đường Lâm nói riêng và nước Việt nói chung.
Thành cổ Sơn Tây được xây dựng vào năm 1822 vào thời vua Minh Mệnh (triều Nguyễn). Theo sách Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Tự Đức (1848 - 1883) thì "Thành tỉnh Sơn Tây cao chu vi 362 trượng 2 thước (1.304,8m, cao 1 trượng 1 thước (4,4m), mở 4 cửa, hào chu vi 448 trượng (1.792 m), rộng 6 trượng 7 thước (26,8m), sâu 1 trượng (4m)".Thành Sơn Tây là một trong bốn tòa thành đẹp nhất xứ Bắc Kỳ (Sơn Tây, Hải Dương, Bắc Ninh, Nam Định).
Theo một số tài liệu để lại, đây là công trình tiêu biểu về văn hóa, tâm linh, có quy mô bề thế và mang tầm quan trọng giống như Văn Miếu Xích Đằng (Hưng Yên), Mao Điền (Hải Dương), Bắc Ninh và một số nơi khác. Văn Miếu Sơn Tây được xây dựng trên một khu đất rộng, hình chữ nhật, xung quanh có tường xây bằng gạch đá ong bao quanh, nhìn về hướng Nam nơi có dòng Tích giang thơ mộng chảy qua. Toàn bộ di tích được dàn trải trên một trục thần đạo với nhiều hạng mục bề thế uy nghiêm chạy dọc theo hướng bắc- nam. Các công trình được xây dựng bằng chất liệu gạch đá ong, một chất liệu truyền thống của xứ Đoài nên mang một vẻ đẹp riêng hiếm có. Trải qua các giai đoạn lịch sử, nhất là sau khi hòa bình lập lại năm 1954, di tích Văn Miếu chịu nhiều sự tác động của tự nhiên và xã hội nên các hạng mục công trình đã bị xuống cấp, biến dạng.
Đền Và là một trong gần 200 di tích ở vùng xứ Đoài thờ Đức Thánh Tản Viên Sơn - Một trong "Tứ bất tử" trong tâm linh người Việt (cùng với Thánh Gióng, Chử Đồng Tử và Mẫu Liễu Hạnh).
Thành Sơn Tây nằm giữa thành phố Sơn Tây cách Hà Nội hơn 40 km là một công trình kiến trúc quân sự cổ. Thành được xây dựng vào năm 1822 triều vua Minh Mạng nhà Nguyễn, tại thủ phủ của trấn Sơn Tây (sau là tỉnh Sơn Tây).
Quá trình đô thị hóa tạo nên những chiếc cổng nhà hiện đại xen lẫn truyền thống tại làng cổ hàng trăm năm tuổi. Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội) là làng cổ đầu tiên ở nước ta được trao bằng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia ngày vào năm 2006. Đây là quê hương của vua Ngô Quyền và Bố Cái Đại vương Phùng Hưng.
Đường Lâm là một xã thuộc thị xã Sơn Tây, Hà Nội, Việt Nam. Đường Lâm trở thành làng cổ đầu tiên ở Việt Nam được Nhà nước trao bằng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia ngày 19 tháng 5 năm 2006.